facebook   google plus   twitter   youtube  
TIN NHANH >> KINH NGHIỆM THỰC TẾ
Mosfet Laptop cách xác định và thay thế

Thứ bảy, 12/12/2015  |  Lượt xem: 8242

Mosfet Laptop cách xác định và thay thế

thường khi laptop chúng ta bị mất nguồn vấn đề đầu tiên suy nghĩ đến là   Mosfet chịu hoàn toàn trách nhiệm việc kích hoạt nguồn nuôi toàn bộ hệ thống Laptop 

1.1. Mosfet đơn chịu dòng lớn Kênh-P (thuận)
 
+ Ký hiệu hình dạng và cách xác định
Hình ảnh Mosfet chịu dòng lớn SI4425DPY-T1-E3 kênh-P(thuận)
 
Mosfet đơn kênh-P (mosfet thuận) có 8 chân
 
+ Xác định chân và là Mosfet thuận hay ngược:
- Thực tế Mosfet nhìn theo chiều thuận đọc chữ góc dưới bên trái trước chữ W có 1 chấm tròn trắng nhỏ(mũi tên đỏ chỉ vào) đó là đánh dấu chân số 1, tiếp theo thứ tự là chân 2,3,4...5,6,7,8 đếm theo chiều ngược chiều kim đồng hồ
 
- Chân 1,2,3 nối chung với nhau ký hiệu là chân S
 
- Chân số 4 ký hiệu là chân G
 
- Chân 5,6,7,8 ký hiệu là chân D
 
Kết luận: Mosfet có chiều dẫn của dios bên trong từ D sang S như trên hình ảnh (A nốt phía D, K tốt phía S) Khi dùng đồng hồ vạn năng đặt thang đo ôm nấc X1 đo, que đen đặt vào D, que đỏ đặt vào chân S đồng hồ chỉ giá trị = 5 ôm là Mosfet thuận
 
+ Xác định chất lượng
 
- Dùng đồng hồ vạn năng ôm kế để thang đo X1 ôm
 
- Do Mosfet có 8 chân nhưng chỉ tính 3 chân (vì 1,2,3 nối với nhau và 5,6,7,8 nối với nhau)
 
Như vậy nếu đo và đảo que đo thì có 6 lần đo và có 6 giá trị đo
 
- Mossfet tốt là mosfet chỉ có duy nhất một lần đo que đen đặt vào D que đỏ đặt vào S là đồng hồ chỉ có giá trị và = 5 ôm hoặc nhỏ hơn 5 ôm (quan sát trên hình ký hiệu trong Mosfet ta thấy có một đi ốt lắp theo chiều từ D sang S), còn 5 lần đo khác đồng hồ không lên và đều chỉ bằng vô cùng; Cẩn thận hơn trong khi đo que đen vào D, que đỏ đặt vào S đồng hồ chỉ giá trị = 5 ôm ta nhấc nhanh que đỏ ra khỏi chân S và kích thẳng vào chân G một cái sau đó rút nhanh que đỏ lại về chân S, lúc này kim đồng hồ nếu chỉ về = 0 ôm là mosfet rất tốt (hoặc nếu kim đồng hồ chỉ nhỏ hơn so với = 5 ôm lúc trước là mosfet còn dùng được)
 
- Các Mosfet khi đo có kết quả không như trên sẽ là mosfet không dùng được hoặc mosfet khác loại.
 
+ Xác định dòng điện, điện áp và công suất Mosfet
 
- Ta đọc tên trên lưng Mosfet, sau đó tra trên google vào trong trang Vishay.com hoặc trang All Datasheet.com ta sẽ biết được rất nhiều thông số kỹ thuật quan trọng, Ví dụ: Tra cứu Mosfet Si4425 BDY phần thông số chính là bảng như sau:
 Bảng thông số kỹ thuật trích ra từ dữ liệu tra cứu Mosfet Si4425 trên trang Vishay.com
 
Thứ nhất: Điện áp chịu đựng giữa các Chân D và chân S, VDS  = 30V
 
                                                                           Chân G và chân S, VGS = ±20V
 
Thứ hai: Dòng điện chịu đựng lớn nhất IDM = 50 A
Thứ ba: Tương quan công suất và nhiệt độ khi TA=25 °C thì công suất chịu được PD=2,5W; TA 70 độ C công suất chịu được là PD=1,6W
Thứ tư: Nhiệt độ chịu đựng từ -55 đến 150°C
Nhận xét:
Ta thấy điện áp chịu đựng giữa cực D và cựcS là đến 30V; giữa cực G và S là ±20V
 Dòng điện ID Max đến 50 A
Và thực tế nhà SX đã sử dụng Mosfet này trong mạch Khóa và cấp nguồn Vin (nguồn Arapter vào) và Vbat (Nguồn từ pin ra) trong máy HP DV9000 =>"xem bài phân tích mạch Vin, Vbat"
Mosfet dùng ở đây chỉ là khóa điện tử nên chưa cần đến thông số F(tần số)
Thay thế: nếu muốn thay thế Mosfet này chúng ta cần đảm bảo phù hợp ba thông số điện áp VDS lớn hơn hoặc bằng 30V; dòng điện IDM lớn hơn hoặc bằng 50A và công suất phải lớn từ 2,5W trở lên
Tương tự Tra cứu Mosfet AO4407_SO8 ta được các thông số tương đương và có thông số cao hơn SI2544 một chút:
VDS = 30V
VGS= ±25V
Tương quan nhiệt độ và dòng điện: Khi TA=25°C thì ID chịu được 12A; Khi TA=70°C thì ID chịu được là 10A
Dòng điện cao nhất IDM chịu được tới 60A; Công suất PD đạt tới 3W
Nhiệt độ chịu được từ -55 đến 150°C
Mosfet AO4407 cũng là Mosfet thuận và cũng được dùng trong mạch cấp và khóa nguồn Vin và Vbat máy Lenovo F41A
Tra cứu tiếp nhiều Mosfet khác cùng dùng trong loại mạch Vin và Vbat các dòng Laptop và Notebook ta cũng nhận được các kết quả với thông số tương đương. 
 
Vậy có thể thấy một điểm chung là các Mosfet này hầu hết điện áp VDS chịu được đến 30V
Dòng IDM chịu được đến 50A và PD là 2,5W và hầu hết là Mosfet kênh-P (thuận) có số đầu là 4 và số đuôi cuối cùng là lẻ.
Như vậy các bạn có thể thay nhanh: với Mosfet đầu 4 đuôi lẻ "1,3,5,7,9" là Mosfet thuận và thay được vào mạch cấp và khóa nguồn Vin và Vbat. Tuy nhiên ta nên tra và so các thông số đảm bảo chắc chắn tương đương sẽ là tốt nhất.Chú ý: Rất chú ý trong sửa chữa main máy tính Laptop hay các mạch điện tử, đó là khi mới hàn khò nóng Main: Mosfet, IC hoặc linh kiện sẽ bị nóng, ta không được cắm điện cho chạy ngay, vì lúc này nhiệt độ trên thân linh kiện mosfet, IC... cao hơn nhiệt độ chịu được lớn nhất "T max" sẽ dẫn đến Mosfet IC, linh kiện điện tử bị nguy hiểm và hỏng luôn.

ngọc sinh

Từ khóa tìm kiếm:   Mosfet Laptop cách xác định và thay thế


Bài liên quan: